Một thành viên khác cũng chia sẻ thực tế câu chuyện bản thân: "Nhiều phật tử hay nói đúng hơn là người có chút hiểu biết về Phật giáo mà mình biết đều đã mạnh dạn loại bỏ thói quen này, gần như đi chùa không ai mang vàng mã, đồ mặn. Mình thì 10 năm nay không đốt vàng mã, không cúng đồ mặn, chỉ thi thoảng thắp một nén hương cho thơm nhà, hoa trái tuỳ lúc. Lên chùa cũng chẳng thắp hương vì người ta thắp nhiều rồi, công đức thì bỏ dăm ba chục, một trăm gọi là giọt dầu cho cả năm có dịp đến chùa cúng Phật, vậy thôi".
Thành viên Phuong Doan thì nhận định kỹ càng hơn một chút: "Tôi hoàn toàn ủng hộ bỏ đốt vàng mã. Tôi không coi đó là lãng phí vì nó tạo công ăn việc làm và mang lại một sự an ủi tinh thần nào đó. Nhưng nó độc hại và gây ô nhiễm môi trường. Nên bỏ".
" alt=""/>Người dùng Facebook đồng tình chủ trương không đốt vàng mãNăm học 2017 - 2018 là năm thứ 10 cuộc thi ViOlympic được tổ chức. Với cuộc thi này, FPT kỳ vọng tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh cho học sinh, rút ngắn khoảng cách vùng miền, đồng thời góp phần tạo dựng một nền tảng kiến thức và kỹ năng cho học sinh Việt Nam sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Trong phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc đã nhấn mạnh, FPT luôn ủng hộ các sáng kiến ứng dụng công nghệ vào giáo dục và ViOlympic là một trong các sáng kiến đó. Trong suốt 9 năm qua, cuộc thi ViOlympic đã trở thành một sân chơi hấp dẫn và bổ ích cho hàng triệu các học sinh các cấp. “Trong bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ 4, Việt Nam cần phải đầu tư mạnh mẽ cho toán học, giúp các bạn trẻ nhanh chóng tiếp cận máy tính, Internet để sẵn sàng tham gia vào cuộc cách mạng này. FPT sẵn sàng đầu tư để ViOlympic toàn diện hơn nữa về công nghệ và nội dung, góp phần tạo dựng nền tảng kiến thức, kỹ năng cho học sinh Việt Nam”, ông Ngọc chia sẻ.
Theo Phó Ban Công nghệ FPT Nguyễn Ngọc Minh, ViOlympic là hệ thống thi trực tuyến cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 với các học Toán, Toán tiếng Anh và Vật lí. Qua gần 10 năm ViOlympic được tổ chức, hệ thống có khoảng 28 triệu tài khoản với hơn 30.000 trường trên toàn quốc. Riêng với năm học 2017 - 2018, đến thời điểm hiện tại, hệ thống ViOlympic có khoảng 2 triệu tài khoản đang dự thi.
“Trong 10 năm phát triển, hệ thống của ViOlympic đã nhiều lần được nâng cấp, tuy nhiên nền tảng công nghệ cũ của hệ thống ASP NET webforms mà ViOlympic sử dụng gặp phải một số vấn đề về bảo mật; tính ổn định; không có khả năng mở rộng và cũng chưa được ứng dụng những công nghệ mới… Giáo dục là vấn đề lãnh đạo FPT rất quan tâm. Vì vậy, từ tháng 5/2017, ViOlympic được chuyển từ Đại học FPT về Ban Công nghệ FPT. Cũng trong năm 2017, FPT đã thực hiện kiến trúc lại toàn bộ hệ thống, dùng các công nghệ open source hiện đại nhất phù hợp với xu hướng công nghệ mới và kế hoạch phát triển, mở rộng của ViOlympic”, ông Minh nói.
Cũng theo đại diện Ban Công nghệ FPT, trong vòng 6 tháng, đội kỹ thuật thực hiện dự án ViOlympic đã làm ngày làm đêm để xây dựng lại toàn bộ hệ thống ViOlympic dựa trên những công nghệ mới, hiện đại nhất đang được Facebook, Instagram, Airbnb sử dụng, như: ReactJS, kiến trúc Flux (Client side), GraphQL (API), NotesJS/Express (Sever side), MongoDB, Redis (Database).
![]() |